Thiết kế trực quan của xe giúp bạn mở và rút gọn xe dễ dàng. Chỉ cần kéo tay đẩy lên và có thể sử dụng ngay, hoặc dễ dàng gấp tay đẩy xuống
PU có ưu điểm chịu tải nặng rất tốt, khả năng chịu mài mòn cao nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển không được êm, độ đàn hồi kém hơn cao su.
Vậy ta nên:
- Đối chiếu với bảng thống kê tải trọng bánh xe để lựa chọn
- Tính toán kích thước sàn xe phù hợp với kích cỡ hàng chở.
b. Môi trường dùng bánh xe, nền đường xe đẩy tay di chuyển như thế nào?
Khi dùng vận chuyển hàng nên kiểm tra tải trọng cụ thể sao cho phù hợp, trong điều kiện môi trường làm việc bình thường hoặc môi trường có dầu mỡ, hóa chất, a xít, nhiệt độ.
- Đối với môi trường bình thường, hay dùng bánh xe chất liệu cao su, cao su có ưu điểm có độ đàn hồi lớn khi di chuyển êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn, nhưng lại có nhược điểm là chịu tải không lớn. Để bảo vệ mặt nền, sàn nhà, chất liệu bánh xe nên dùng lốp cao su.
- Đối với môi trường có đầu mỡ, hóa chất, a xít, hay dùng bánh xe chất liệu nhựa PU (Poly urethane).
- Đối với môi trường nhiệt độ cao, hay dùng bánh xe Phenolic, bánh sắt, hai dạng này có ưu điểm chịu nhiệt cực tốt, khả năng chịu mài mòn rất cao nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển có độ ồn lớn, bánh xe bằng sắt không có khả năng bảo vệ mặt sàn nhưng bánh xe loại này thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp đặc thù.
* Bánh xe cứng (Nylon, PA, PP) di chuyển tốt nhất trên mặt sàn công nghiệp nhẵn hoặc trên mặt nền đất cứng.
* Bánh xe mềm (như cao su, lốp hơi, PU) dùng tốt nhất trên mặt nền cứng hoặc mặt nền không bằng phẳng, có gờ mấp mô, hố, rãnh.
- Tải trọng chở của xe nên chon loại đường kính và tải trọng sao cho phù hợp tránh lãng phí và có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc ổ gà tránh vỡ do tải trọng chở nặng.
- Nên sử dụng bánh xe cùng đường kính và kích thước lỗ bắt bu lông cho cùng một sàn xe đẩy. Trường hợp sử dụng 2 đường kính và kích thước lỗ khác nhau sẽ rất khó khăn cho công tác tháo lắp và di chuyển.
2. Hướng dẫn cách lắp bánh xe
- Lắp chân đế cân bằng với nhau sao cho khi đặt xe đẩy trên một mặt sàn phẳng, 4 bánh xe phải cùng chạm mặt sàn.
- Dưới đây là một số cách lắp đặt kết hợp giữa bánh xe quay và cố định.
a. Xe sàn ba bánh: Thường dùng để chuyên chở các thùng rượu hoặc máy móc cỡ nhỏ. Cách kết hợp này cho khả năng di chuyển linh hoạt và xoay chuyển dễ dàng.
b. Bốn bánh cố định: Cách kết hợp đơn giản và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên chỉ nên dùng khi trọng tải cả xe và hàng là không đáng kể, đường đi thẳng và không có dốc.
c. Bốn bánh quay: Dùng trong trường hợp bạn thường xuyên phải xoay chuyển đều cả 4 hướng. Nếu xe đẩy phải sử dụng ở khu vực dốc bạn nên sử dụng loại bánh xe quay có phanh.
Có thể nói đây là cách kết hợp đơn giản nhất nhưng cũng linh hoạt nhất.
2 bánh quay, 2 bánh cố định
Thoi quay
4 bánh quay, 2 bánh cố định
2 bánh quay, 2 bánh cố định
Cố định và quay chéo
Hai bánh quay, hai bánh cố định: Một phương pháp kết hợp rất có tính kinh tế và hiệu quả.
e. Cố định và quyay chéo: Kiểu kết hợp theo hình thoi sẽ giúp xe đẩy di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên tuyệt đối không sử dụng xe đẩy tay này ở những khu vực dốc.
g. Bốn bánh quay, hai bánh cố định: Dùng cho xe đẩy dài và chở nặng. 2 bánh xe đẩy hàng cố định nằm giữa giúp chia sẻ tải trọng vừa mang tính kinh tế vừa không làm giảm sự linh hoạt của xe đẩy.
* Lưu ý:
- Khi khoan lỗ trên mặt sàn xe đẩy không lên để khoảng cách sát mép ngoài hoặc khoảng cách giữa các bánh gần nhau quá làm ảnh hưởng đến vấn đề di chuyển hoặc 2 bánh xoay chạm vào nhau.
- Nên lắp 2 bánh xe cố đính song song với nhau và lắp phía sau ( phía tay đẩy), 2 bánh xe xoay lên lắp phía trước để khi di chuyển và xoay quanh, đẩy được dễ dàng.
- Nên sử dụng đúng loại bulong và ê cu phù hợp với chân đế bắt chặt bánh xe với hệ thống xe đẩy trước khi sử dụng.
- Không lên hàn trực tiếp chân đế bánh xe với mặt sàn xe vì làm ảnh hưởng đến kết cấu của xe, ảnh hưởng đến bánh xe và rất khó khi thay thế bánh khác.
Hướng dẫn sử dụng bánh xe và xe đẩy
1. Tốc độ di chuyển: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường và điều kiện mặt sàn bằng phẳng, bạn đẩy xe tăng tốc từ từ và tốc độ bạn đẩy xe tối đa không vượt quá tốc độ đi bộ của người (6-8 km/h). Đồng thời bạn tránh các lực tác động đột ngột tới chuyển động của xe như: va chạm với chướng ngại vật trên đường, rung lắc do đường xấu, vv....
Ngoài ra bạn không nên để bánh xe, xe đẩy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài do ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, đẩy nhanh quá trình mài mòn.
Thông thường, bánh xe có đường kính dưới 75mm - tốc độ di chuyển lý tưởng là 2km/h. Bánh xe đường kính dưới 100mm, tốc độ dưới 4km/h
2. Vệ sinh và bảo dưỡng: Thực hiện vệ sinh, loại trừ các vật lạ cuốn theo lốp và trục bánh xe, bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn định kỳ
3. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn: Bạn cần phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về an toàn sử dụng dưới đây:
- Không chất quá tải trọng ghi trên Catalog và hướng dẫn sử dụngg.
- Không móc nối hệ thống xe đẩy với xe kéo, xe điện. Vận tốc và khả năng gia tốc của các loại xe này không phù hợp với tốc độ di chuyển cho phép của hệ thống xe đẩy.
- Xếp hàng dàn đều căn cứ theo trọng tâm của xe đẩy. Không nên xếp hàng thiên về một bên, sẽ khó đẩy và dễ gây lật xe.
- Sử dụng hệ thống xe đẩy đúng mục đích. Không leo trèo, đùa nghịch trên xe.
- Khi vận hành xe đẩy có lắp bánh xe cố định, bạn tránh tác động lực ngang vào bánh xe loại này. Nếu lực tác động mạnh hoặc lâu dài sẽ khiến bánh xe bị vặn, xoắn gây lệch trục làm giảm tuổi thọ của sản phẩm.
- Kiểm tra bánh xe có ở trạng thái phanh hay không trước khi đẩy.
- Không đẩy xe trên cầu thang, bánh xe rất dễ bị hư hỏng do các lực tác động không tự nhiên: rung chấn, lực quán tính khi xe "rơi" từ bậc trên xuống bậc dưới.
- Thiết kế của phanh chỉ cần lực tác động bình thường của chân người sử dụng, tuyệt đối không dùng vật nặng gõ, đập vào phanh có thể gây trật gá lắp phanh.
- Nếu mặt đường nơi vận hành không bằng phẳng, nhiều gờ mấu thì sẽ gây hại rất nặng cho bánh xe. Phần lốp bên ngoài bị trầy xước nặng, xe đẩy vận hành xóc và nặng nề.
- Nhấn phanh khi dừng, đỗ xe đẩy ở những nơi có địa thế dốc.
- Chú ý ảnh hưởng của điều kiện thời tiết tới hoạt động bình thường của bánh xe, xe đẩy.
Ngày nay xe đẩy hàng cho những công việc cần vận chuyển ngắn như trong siêu thị, các kho bãi hay ở tại sân bay, nhà ga… trở nên rất đặc lực và cần thiết. Sản phẩm giúp cho con người vận chuyển số lượng hàng lớn và bớt cực nhọc đi rất nhiều.
Tuy nhiên, để lựa chọn sản phẩm xe đẩy tốt là điều không dễ dàng trước thị trường đầy phức tạp như hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn top 7 xe đẩy hàng tốt nhất hiện nay mời bạn cùng tham khảo.
Tìm hiểu về xe đẩy hàng là gì?
Xe đẩy hàng là một thiết bị di chuyển rất linh hoạt dùng để vận chuyển hàng hóa với kích thước và khối lượng lớn, nặng nề giúp giải phóng sức lao động của con người một cách hiệu quả. Hàng hóa sẽ được đặt lên xe và kéo đi một cách nhẹ nhàng hơn nhờ vào thiết kế bánh xe tiện lợi.
xe day hang loai nao totxe day hang loai nao tot
Thiết bị xe đẩy hàng được sử dụng rất rộng rãi tại các khu vực như siêu thị, trung tâm thương mại, bến bãi, nhà hàng, khách sạn…
Xe đẩy hàng được phân loại như thế nào?
Hiện nay do nhu cầu sử dụng xe đẩy hàng tương đối cao, nhiều dòng xe ra đời giúp mang đến cho người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Hãy cùng phân loại xe đẩy hàng để lựa chọn được chiếc xe đẩy hàng tốt nhất dễ dàng hơn nhé.
Xe đẩy hàng 2 bánh: đây là loại xe đẩy hàng có kích thước khá cồng kềnh nhưng được đóng gói rất gọn hàng. Người dùng có thể sử dụng kéo hàng hóa ở những góc nghiêng.
Xe đẩy hàng 4 bánh: Đây là loại xe khá thông dụng, giúp đẩy kéo hàng theo mặt phẳng ngang. Với thiết kế 4 bánh giúp chuyển hàng với khối lượng nặng và kích thước lớn.
Xe đẩy đang đa năng 2 trong 1: Đây là một sản phẩm được thiết kế rất tiện dụng, người dùng có thể linh hoạt sử dụng 2 bánh hoặc 4 bánh theo nhu cầu sử dụng.
Xe đẩy hàng lên cầu thang: đây là loại xe với thiết kế rất phù hợp trong việc vận chuyển hàng ở những nơi có địa hình phức tạp, gồ ghề hoặc phải leo cầu thang.
Xe đẩy hàng sàn thép: Với đặc điểm và chất liệu sàn thép chịu lực và tải trọng lớn hơn so với nhựa. Thiết kế của loại xe đẩy này có độ nhám giúp cho bề mặt tăng hiệu quả hơn khi di chuyển.
Xe đẩy hàng sàn nhựa: Đây là loại xe đẩy với chất liệu chủ yếu là nhựa ABS có chất liệu rất bền, chịu lực tốt và khối lượng của xe rất nhẹ giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng và di chuyển. Ngoài ra, loại xe này có độ bám và ma sát tốt nên giúp giữ hàng luôn cân đối, chống trơn trượt rất cao. Giá thành của loại xe đẩy này cũng thấp hơn so với loại hàng sàn bằng thép.
Cách chọn mua xe đẩy hàng tốt và phù hợp
Hiện nay trên thị trường, xe đẩy hàng rất đa dạng mẫu mã cũng như kiểu dáng. Do vậy khi lựa chọn mua sản phẩm người dùng cần phải dựa trên nhiều yếu tố để chọn được chiếc xe đẩy hàng tốt nhất và phù hợp nhất. Cụ thể:
Chọn mua theo tải trọng của xe đẩy hàng
Trước khi mua, người dùng cần phải xem xét đến khối lượng của hàng hóa mà mình thường xuyên phải vận chuyển để lựa chọn loại xe có tải trọng phù hợp. Nếu sử dụng cho nhu cầu vận chuyển trong gia đình, xe đẩy hàng thường sẽ có tải trọng khoảng từ 10 đến 30kg.
xe day hang tot nhat xe day hang tot nhat
Với nhu cầu sử dụng lớn hơn cho việc vận chuyển kho bãi, các khu vực như nhà xưởng hoặc nhà hàng, tải trọng của xe đẩy sẽ cao hơn, có thể giao động từ 50 đến 300kg.
Có thể bạn quan tâm:
Chọn mua theo loại xe
Bạn có thể lựa chọn xe đẩy theo các loại xe khác nhau như xe đẩy hàng 2 bánh, 4 bánh hay loại đa năng tiện ích cho những nhu cầu sử dụng đa dạng và nhiều địa hình.
Bạn có thể chọn loại xe đẩy hàng leo cầu thang khi phải thường xuyên di chuyển trên các địa hình gồ ghề hoặc cầu thang giữa các tầng.
Chọn mua theo thiết kế kiểu dáng
Khi mua xe đẩy hàng, người dùng nên xem xét đến các đặc trưng của hàng hóa để chọn kiểu xe phù hợp.
Với loại hàng hóa cồng kềnh, bạn nên chọn loại xe có thiết kế đơn giản, chắc chắn giúp nâng đỡ hàng hóa tốt. Sàn của xe cũng cần phải được thiết kế có độ nhám cao để bảo vệ hàng hóa an toàn.
Nếu hàng hóa của bạn là những mặt hàng rời hay linh kiện điện tử nên chọn loại xe có lưới bảo vệ.
Xe đẩy hàng của thương hiệu nào được đánh giá tốt nhất?
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xe đẩy hàng. Sau đây là một số thương hiệu được đánh giá là nơi cung cấp những sản xuất xe đẩy hàng tốt nhất mà chúng tôi tổng hợp được:
Thương hiệu Advindeq
xe đẩy hàng Advindeqxe đẩy hàng Advindeq
Thương hiệu Advindeq là một thương hiệu đến từ Đài Loan, thương hiệu này nổi tiếng với rất nhiều sản phẩm như xe đẩy hàng, xe kéo đi chợ và thang nhôm rút gọn.
Thương hiệu Advindeq không chỉ nổi tiếng tại Đài Loan mà các sản phẩm của thương hiệu này đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Một trong số đó có Việt Nam và được rất nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Thương hiệu Stanley
xe đẩy hàng Stanleyxe đẩy hàng Stanley
Stanley là một thương hiệu nổi tiếng đến từ Mỹ, thương hiệu này chuyên cung cấp đa dạng các dòng xe đẩy hàng tốt nhất trên thị trường với tính năng cao và nhiều mẫu mã đa dạng như xe đẩy hàng 2 bánh và 4 bánh chuyên nghiệp.
Các chất liệu của sản phẩm từ thương hiệu này đều có khả năng chịu tải trọng lớn và có độ bền rất cao.
Thương hiệu Nikawa
xe đẩy hàng Nikawaxe đẩy hàng Nikawa
Nikawa là một thương hiệu đến từ Nhật Bản, thương hiệu này chuyên cung cấp các loại thang nhôm và xe đẩy hàng tốt trên thị trường. Các sản phẩm xe đẩy hàng đến từ thương hiệu Nikawa luôn được đánh giá cao về chất lượng với những chất liệu chủ yếu là thép hợp kim rất bền bỉ.
Top 7 xe đẩy hàng tốt nhất hiện nay bạn nên biết
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm xe đẩy hàng trên thị trường khiến cho nhiều khách hàng băn khoăn và đắn đo khi lựa chọn. Dưới đây là top 7 xe đẩy hàng tốt nhất hiện nay được nhiều khách hàng bình chọn và đánh giá:
No1: Xe đẩy hàng 4 bánh cao cấp Stanley PC509
Xe đẩy hàng 4 bánh cao cấp Stanley PC509Xe đẩy hàng 4 bánh cao cấp Stanley PC509
Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley PC509 thiết kế rất tiện lợi và có thể chịu được tải trọng hàng hóa rất lớn lên đến 250kg. Sản phẩm này được thiết kế phù hợp với các khu vực như: bến bãi, khu vực vận chuyển ở sân bay hoặc nhà xưởng.
Toàn bộ khung sườn của mẫu xe này là thép chịu lực với kết cấu rất chắc chắn và bền bỉ được phủ sơn tĩnh điện. Các điểm chịu lực của loại xe này là nhựa cứng và chịu được lực tác động rất hiệu quả.
Bánh xe của Stanley PC509 có kích thước khá lớn và được bọc cao su giúp dễ dàng di chuyển và di chuyển một cách êm ái, không gây tiếng ồn.
Xe được trang bị cả khóa an toàn ở bánh xe giúp quá trình sử dụng đạt hiệu quả tốt hơn. Thiết kế xe Stanley PC509 cũng rất linh hoạt và dễ dàng gấp gọn lại.
No2: Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley PC527
Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley PC527Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley PC527
Một trong những loại xe đẩy hàng tốt nhất hiện nay đó là xe đẩy hàng 4 bánh Stanley PC527. Đây là một sản phẩm đến từ thương hiệu Stanley nổi tiếng của Mỹ. Với tính năng dễ gấp gọn giúp việc bảo quản và sử dụng được dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, bộ khung sườn của xe được chế tạo từ chất liệu hợp kim thép không gỉ cao cấp. Cùng với các điểm nối từ chất liệu nhựa tổng hợp và được ghép nối với khung sườn bằng đinh tán rất bền bỉ và chịu lực rất tốt.
Ngoài ra, phía dưới xe được tích hợp hệ thống 4 bánh có đường kính 10cm bằng cao su rất êm ái giúp xe đẩy có thể chịu lực và chịu va đập rất tốt.
Khả năng chịu được tải trọng liên tục của xe lên đến 150kg. Sản phẩm Phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa tại các địa điểm như xưởng công nghiệp, nhà kho, sân bãi, sân bay…
No3: Xe đẩy hàng 4 bánh Nikawa WFA – 150DX
Xe đẩy hàng 4 bánh Nikawa WFA – 150DXXe đẩy hàng 4 bánh Nikawa WFA – 150DX
Xe đẩy hàng 4 bánh Nikawa WFA-150DX là dòng xe phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn. Tải trọng của dòng xe này lên đến 150kg cùng với diện tích mặt sàn lớn giúp để hàng dễ dàng, linh hoạt và rất chắc chắn.
Chất liệu của sàn xe và thân xe được làm từ nhựa PP có độ cứng cao. Tay cầm bằng loại thép không gỉ có thể nâng hạ phù hợp với chiều cao người dùng. Bánh xe với đường kính 10cm giúp người dùng dễ dàng di chuyển. Đồng thời được bọc cao su giúp chịu nhiệt, chịu lực, bảo vệ mặt sàn và không gây tiếng ồn khi sử dụng.
Tìm hiểu thêm về: Xe nâng điện 2 tấn
Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley PC508
Các mối nối bằng thép không gỉ khỏe khoắn và cứng cáp cho phép chịu được tải trọng lớn tối đa khoảng 170kg. Advindeq TL-150 có thời gian bảo hành 12 tháng và giá bán từ 820K, tham khảo chi tiết sản phẩm trên Sendo
4. Xe đẩy hàng 4 bánh cao cấp Stanley PC509
Stanley PC509 là một trong những dòng xe đẩy hàng 4 bánh cao cấp của thương hiệu đến từ Mỹ này.
Với khả năng chịu được tải trọng tức thời tối đa lên đến 250kg cho phép Stanley PC509 có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng từ vận chuyển hàng hóa tại các kho bãi, nhà máy xí nghiệp cho đến cảng biển hoặc sân bay.
Kiểu dáng xe sang trọng và có trọng lượng bản thân khoảng 14kg; được thiết kế theo tiêu chuẩn nên tương thích với nhiều vóc dáng khác nhau; tính năng gấp gọn đi kèm giúp bạn tiết kiệm nhiều không gian khi cất giữ.
Kết cấu khung sườn cứng cáp; trong đó phần khung xe và tay cầm được chế tạo từ nhôm/thép không gỉ được phủ bên ngoài bằng một lớp sơn bóng màu vàng bắt mắt, các mối nối sử dụng loại nhựa cứng chịu lực kết hợp đinh tán.
Kích thước mặt sàn tương đối rộng 61 x 82cm và sử dụng thép chịu lực giúp đựng được nhiều loại hàng hóa hơn chỉ trong 1 lần vận chuyển.
Phía bên dưới gồm 4 bánh xe bằng thép chịu lực có viền bọc cao su êm ái và đàn hồi tốt; chốt khóa an toàn đặc biệt hữu dụng khi di chuyển hàng hóa lên dốc hay những bề mặt không bằng phẳng.
Trong tầm giá từ 2 triệu đồng khó có sản phẩm xe đẩy hàng nào hơn được Stanley PC509.
Nikawa FWS-100F là một trong những dòng xe đẩy 4 bánh nhỏ gọn nhất ở thời điểm hiện tại với khả năng chịu tải trọng chỉ khoảng 100kg. Sản phẩm này là một sự lựa chọn khá tốt để đáp ứng các nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho nhà kho, bệnh viện, trường học, nhà hàng hay khách sạn.
Sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc dựa trên công nghệ sản xuất xe đẩy tiên tiến đến từ Nhật Bản. Nổi bật với thương hiệu uy tín, kiểu dáng xe gọn gàng và gam màu đen chủ đạo giúp sản phẩm trở nên sang trọng hơn hẳn.
Kết cấu cứng cáp với khung xe sử dụng chất liệu thép không gỉ; mặt sàn được chế tạo từ nhựa PP cao cấp, bền bỉ và cho khả năng chịu lực tốt chưa kể mặt sàn có kích thước 68 x 41cm cũng cho phép bạn có thể tải được số lượng hàng hóa nhiều hơn.
Phần tay cầm được thiết kế đặc biệt với 3 mức chiều cao có thể thay đổi, điều chỉnh linh hoạt với chiều cao của người dùng. Tùy vào mục đích sử dụng bạn có thể nâng lên hoặc hạ xuống dễ dàng, tính năng gấp gọn tiện lợi cho việc mang đi cũng như cất giữ mà không chiếm nhiều không gian sử dụng.
Phía dưới của Nikawa FWS-100F cũng được trang bị 4 bánh xe với đường kính 8.89cm bằng thép không gỉ, bọc bên ngoài là một lớp cao su êm ái có tính năng xoay 360 độ và đảm bảo chống trơn trượt khi di chuyển.
Tuy nhiên so với mặt bằng chung thì mức giá của Nikawa FWS-100F (100kg) vẫn tương đối cao.
Advindeq TL-300 là dòng sản phẩm thuộc thương hiệu Advindeq của Đài Loan nhưng được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến đến từ Châu Âu, xe đẩy sẽ góp phần không nhỏ giúp bạn tối ưu hóa thời gian và tiết kiệm chi phí nhân công hơn.
Khung sườn đều được làm từ chất liệu thép cứng cáp, tay cầm có tính năng gấp gọn hỗ trợ di chuyển cũng như tiết kiệm không gian khi cất giữ.
Mặt sàn được chế tạo từ chất liệu thép chịu lực với kích thước rộng rãi giúp bạn cùng lúc có thể vận chuyển được một số lượng hàng hóa lớn và cồng kềnh.
Bánh xe có đường kính 130mm được bọc thêm một lớp cao su chống trơn trượt, êm ái và không để lại vết bẩn ở những nơi đã đi qua; đi kèm theo đó là chốt khóa an toàn vô cùng hữu ích khi bạn vận chuyển hàng hóa lên dốc hoặc những bề mặt gồ ghề.
Sản phẩm xe đẩy hàng 4 bánh cuối cùng chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách này chính là Stanley PC508, một phiên bản cũ hơn của Stanley PC509. Về cơ bản không có quá nhiều sự khác biệt giữa 2 sản phẩm này.
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất của sản phẩm này so với Stanley PC509 chính là khả năng chịu tải trọng tức thời. Trong khi Stanley PC509 có khả năng chịu được tải trọng tối đa đến 250kg còn ở Stanley PC508 là 150kg; bên cạnh đó là giá bán rẻ hơn khá nhiều dao động từ 1,2 triệu đồng.
Về mặt thiết kế, Stanley PC508 đương nhiên vẫn sở hữu kiểu dáng đẹp, sang trọng và chắc chắn với hệ thống khung sườn được chế tạo từ các chất liệu nhôm/thép không gỉ, mặt sàn khá rộng và các mối nối đều sử dụng nhựa cứng chịu lực.
Phía dưới được tích hợp hệ thống 4 bánh xe bằng chất liệu thép có bọc thêm một lớp cao su chống trơn trượt hỗ trợ di chuyển; ngoài ra tính năng gấp gọn tiết kiệm không gian rất tiện lợi để bạn mang theo cũng như cất giữ khi không sử dụng đến.
Xe đẩy hàng là gì?
Xe đẩy hàng, xe kéo hàng là một thiết bị có khả năng vận chuyển hàng hóa trong các khu vực như siêu thị, nhà kho, sân bay hay các cảng biển; mục đích ra đời là để thay thế con người trong những công việc nặng nhọc vốn tốn nhiều thời gian và sức lực.
Các loại xe đẩy hàng phổ biến
Xe đẩy hàng trên thị trường hiện nay được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể như sau:
Xe đẩy hàng 2 bánh: Là loại xe đẩy có kích thước nhỏ gọn, đơn giản. Kết cấu nhẹ với trọng lượng bản thân từ 2,5-3kg, khả năng chịu tải thấp chỉ khoảng trên dưới 100kg nhưng vẫn được nhiều người sử dụng nhờ sở hữu kiểu dáng, thiết kế mang tính linh động cao.
Xe đẩy hàng 4 bánh: Là dòng sản phẩm được ưa chuộng và có mức độ phổ biến nhất, nó có thể đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong phạm vi gia đình, công nghiệp cho đến các cảng biển, sân bay.
Xe kéo đẩy đi chợ: Loại xe kéo đẩy mini, đúng như tên gọi của nó chỉ dùng để đi chợ. Nếu bạn thường xuyên mua sắm trong các siêu thị sẽ thấy loại xe đẩy này rất nhiều.
Xe đẩy hàng leo cầu thang: Một loại xe đẩy đa năng, thiết kế 2 trong 1 vô cùng linh hoạt cho phép nó có thể chuyển đổi từ mô hình 2 bánh sang 4 bánh; vừa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên mặt sàn bằng phẳng vừa vận chuyển được trên cầu thang.
Công dụng của xe đẩy hàng
Cho khả năng vận chuyển hàng hóa lớn.
Nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.
Tiết kiệm thời gian và chi phí thuê nhân công.
Dễ sử dụng, nhiều mẫu mã và mức giá phải chăng để lựa chọn.
Những ưu điểm vượt trội trên đây phần nào đã giải đáp cho bạn câu hỏi về việc có nên mua xe đẩy hàng hay không? Nhưng để lựa chọn được một chiếc xe đẩy hàng có chất lượng tốt và phù hợp với túi tiền chưa bao giờ dễ dàng cả.
Dưới đây là một số kinh nghiệm được ChonMuaChuan đúc kết hy vọng sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn.
Cách chọn xe đẩy hàng 4 bánh tốt nhất
1. Hiểu rõ nhu cầu sử dụng
Trước khi quyết định bỏ ra một khoảng chi phí để mua sắm xe đẩy hàng thì bạn cần phải hiểu rõ mục đích sử dụng?
Ví dụ:
Bạn chọn xe đẩy hàng để vận chuyển hàng hóa gì? Chọn xe đẩy có thiết kế ra sao, loại 2 bánh hay 4 bánh? Khả năng chịu được tải trọng nặng hay nhẹ? Phạm vi hoạt động của xe đẩy bằng phẳng hay gồ ghề? Mức giá có phải chăng và phù hợp với túi tiền hay không?
Những vấn đề này nếu được xác định rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian mua sắm hơn.
2. Lựa chọn xe đẩy hàng có thiết kế sang trọng
Không chỉ quan tâm đến độ bền của xe đẩy hàng, người tiêu dùng ngày nay còn đòi hỏi rất nhiều về mặt thiết kế. Một sản phẩm có kiểu dáng đẹp, thiết kế sang trọng sẽ gây ấn tượng mạnh hơn hẳn.
Thông thường mỗi thương hiệu sẽ có những đặc trưng riêng hay còn được xem là đặc điểm nhận dạng về mặt thiết kế. Nếu như xe đẩy hàng của Stanley lấy gam màu chủ đạo là vàng đen thì sản phẩm của Advindeq lại sử dụng xanh trắng làm gam màu chủ đạo.
Tất nhiên không thể thiếu tính năng gấp gọn, hầu hết các xe đẩy hàng 4 bánh trên thị trường đều được tích hợp cơ chế gấp gọn nhằm giúp tiết kiệm không gian cất giữ và tiện lợi để bạn mang theo bên mình.
Kết cấu cứng cáp, sử dụng chất liệu bền bỉ
Những chiếc xe đẩy có kiểu dáng cứng cáp và được chế tạo từ những chất liệu cao cấp, bền bỉ sẽ mang đến cho bạn sự đảm bảo hơn trong công việc vận chuyển hàng hóa vốn dĩ rất nặng nhọc và nguy hiểm.
Bên cạnh chọn xe đẩy có các bộ phận như tay cầm, khung sườn, khớp nối chắc chắn bằng nhôm, inox, hợp kim thép không gỉ… chúng ta cũng cần phải quan tâm đến các bộ phận khác như mặt sàn, hệ thống bánh xe bên dưới.
Với kết cấu mặt sàn, các xe đẩy hàng có thể được trang bị sàn nhựa hoặc sàn thép. So với sàn nhựa PU hoặc PP, xe đẩy hàng kết cấu sàn thép chắc chắn nhưng thường có giá cao hơn từ 200k đến 300k.
Với những xe đẩy hàng sử dụng trong nhà, siêu thị thì hệ thống bánh xe phía dưới nên được bọc thêm cao su bên ngoài, lớp cao su có tính đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ di chuyển hiệu quả hơn trên những đoạn đường gồ ghề; chưa kể nó còn có đặc tính chống trơn trượt, hạn chế trầy xước để bảo vệ sàn nhà được tốt hơn.
4. Khả năng chịu tải trọng tức thời
Lựa chọn xe đẩy hàng 4 bánh có khả năng chịu tải lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào môi trường làm việc, trọng lượng và loại hàng hàng hóa vận chuyển như thế nào?
Nếu vận chuyển hàng hóa trong nhà, siêu thị, bệnh viện thì có thể lựa chọn xe đẩy hàng tải trọng dưới 250kg. Còn khi vận chuyển hàng hóa trong nhà máy, xí nghiệp, sân bay hay các cảng biển thì nên chọn những xe đẩy có tải trọng lớn từ 300kg trở lên.
Đặc biệt với những loại hàng hóa cồng kềnh như máy giặt, tủ lạnh thì việc vận chuyển lại càng phức tạp hơn, tiêu chuẩn lựa chọn lúc này là mặt sàn phải thấp, rộng rãi và sử dụng kết cấu bằng thép.
5. Xe đẩy hàng 4 bánh có giá bán bao nhiêu
Các dòng xe đẩy hàng 4 bánh trên thị trường hiện nay rất đa dạng không những về chủng loại, mẫu mã mà mức giá cũng vô cùng phong phú. Trải dài từ những dòng sản phẩm giá rẻ dưới 1 triệu đồng cho đến những cao cấp có giá 8-10 triệu đồng.
Do đó việc lựa chọn xe đẩy hàng 4 bánh có giá bán bao nhiêu là phụ thuộc vào mục đích sử dụng hay nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng nhiều ít khác nhau.
Đối với những nhu cầu vận chuyển hàng hóa ít, khả năng tải trọng tức thời dưới 300kg thì có thể cân nhắc lựa chọn các dòng xe đẩy 4 bánh của thương hiệu Stanley hay Advindeq.
Ngược lại, với nhu cầu vận chuyển hàng hóa nặng tải trọng từ 500-700kg thì các dòng xe đẩy 4 bánh cao cấp của Sumo, Jumbo sẽ thích hợp hơn.
6. Mua xe đẩy hàng 4 bánh ở đâu uy tín
Mua xe kéo đi chợ, xe đẩy hàng ở đâu luôn là câu hỏi muôn thuở đến từ người tiêu dùng. Các dòng xe đẩy hàng chất lượng cao của Stanley, Sumo hay Advindeq hiện được phân phối khá nhiều trên các sàn thương mại điện tử như Meta, Tiki, Shopee hoặc Lazada với mẫu mã đa dạng và nhiều mức giá ưu đãi.
7. Nguồn gốc xuất xứ thương hiệu xe đẩy hàng
Tiêu chí cuối cùng bạn cần quan tâm đó chính là nguồn gốc xuất xứ của xe đẩy hàng, việc chọn xe đẩy hàng có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng sẽ giúp bạn an tâm hơn rất nhiều trong quá trình sử dụng, chưa kể các chế độ bảo hành và chăm sóc khách hàng của họ cũng tốt hơn hẳn.
Có thể thấy bên cạnh những thương hiệu xe đẩy hàng lâu đời và nổi tiếng đến từ Nhật Bản, Mỹ như Nikawa, Sumo hay Stanley thì trên thị trường những năm gần đây xuất hiện các thương hiệu đến từ Đài Loan, đáng chú ý nhất đó chính là Advindeq.
Nên mua xe đẩy hàng 4 bánh hãng nào tốt nhất
1. Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley
Đối với những người thích tự tay sửa chữa nhà cửa (DIY) mà không cần thuê thợ thì chắc hẳn không hề xa lạ gì cái tên Stanley, một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị tân trang nhà cửa như dụng cụ cầm tay, dụng cụ làm vườn hay thiết bị đo lường.
Đánh giá: Xe đẩy hàng 4 bánh Stanley có tốt không?
Xe đẩy hàng Stanley có ưu điểm là mẫu mã đa dạng từ dòng sản phẩm 2 bánh, 4 bánh cho đến các dòng sản phẩm xe đẩy hàng leo cầu thang. Đặc điểm nhận dạng của các dòng xe đẩy hàng Stanley chính là kiểu dáng đẹp bắt mắt với gam màu vàng đặc trưng.
Có mức độ hoàn thiện cao về mặt thiết kế với thiết kế gấp gọn đem đến tính linh hoạt cao trong việc vận chuyển hàng hóa cũng như không chiếm nhiều diện tích cất giữ.
Một ưu điểm nữa của xe đẩy hàng 4 bánh Stanley là mức giá tương đối phải chăng từ 1-4 triệu đồng nên hoàn toàn phù hợp với túi tiền của đại đa số người tiêu dùng Việt.
Một số mẫu xe đẩy hàng 4 bánh Stanley được ưa chuộng nhất như: Stanley PC509, Stanley PC507, Stanley PC508, Stanley PC509, Stanley PC510, Stanley PC512, Stanley PC518, Stanley PC527, Stanley PC528.
2. Xe đẩy hàng 4 bánh Advindeq
Advindeq đến từ Đài Loan là một thương hiệu chuyên sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm thang nhôm rút gọn, xe đẩy hàng và xe kéo đi chợ. Advindeq cùng với Stanley đang là 2 trong số những thương hiệu xe đẩy hàng được ưa chuộng nhất tại thị trường Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Có nên mua xe đẩy hàng 4 bánh Advindeq không?
Nếu như các dòng sản phẩm thang nhôm rút của Advindeq được người tiêu dùng đánh giá cao nhờ kiểu dáng đẹp sang trọng; các bộ phận cấu tạo đều được Học bằng nhôm nguyên chất để mang lại cảm giác chắc chắn và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thì xe đẩy hàng của Advindeq, đặc biệt là các dòng sản phẩm 4 bánh cũng không hề kém cạnh với kết cấu khung sườn, mối nối bằng chất liệu nhôm/hợp kim thép không gỉ cứng cáp và bền bỉ. Tùy thuộc vào nhu cầu vận chuyển hàng hóa mà bạn có thể chọn xe đẩy hàng Advindeq với khả năng chịu tải từ 100kg đến 350kg.
Ngoài ra, hệ thống bánh xe bằng thép được bọc cao su bên ngoài mang đến cảm giác êm ái; có chốt khóa an toàn khi di chuyển trên những đoạn đường dốc hay gồ ghề. Xe đẩy hàng 4 bánh Advindeq có giá bán dao động từ 900K đến 3 triệu đồng và thời gian bảo hành khoảng 12 tháng.
Có mặt trên thị trường từ những năm 2006 đến nay Advindeq đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Xe đẩy hàng 4 bánh Advindeq đều đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ khắt khe đến từ Châu Âu và Mỹ như: EN131, EN14183 hay CE.
Xe đẩy hàng 4 bánh Nikawa có tầm giá dao động từ 1,2-4,5 triệu đồng.
Một số mẫu xe đẩy hàng 4 bánh Advindeq tiêu biểu nhất như: Advindeq AV120, Advindeq AV230, Advindeq HD150, Advindeq TL-150, Advindeq TL-170, Advindeq TL-80C, Advindeq TL-300.
3. Xe đẩy hàng 4 bánh Nikawa
Bên cạnh thang nhôm ghế, thang nhôm gấp, thang nhôm rút hay dụng cụ cầm tay; thương hiệu Nikawa đến từ Nhật Bản này còn khá nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng xe đẩy hàng hay bộ dây thoát hiểm tự động.
Xem thêm:Nên mua máy cắt sắt loại nào tốt? Bosch, Makita hay Nikawa?
Riêng xe đẩy hàng 4 bánh, Nikawa tương đối ít mẫu mã để bạn lựa chọn. Đa phần tay cầm được làm từ thép hợp kim cứng cáp, bề mặt sàn có thể sử dụng nhôm hoặc nhựa và có kích thước tương đối rộng cho phép chịu được tải trọng từ 100kg-600kg.
Một số mẫu xe đẩy hàng 4 bánh Nikawa bán chạy nhất như: Nikawa FWS-100F, Nikawa FWS-180, Nikawa WFA-150DX, Nikawa FWS-250, Nikawa WFA-300DX, Nikawa WFA-600Y.
4. Xe đẩy hàng 4 bánh Sumo